THÔNG TIN CHI TIẾT:
- Theo ước tính của các nhà chuyên môn, trên khắp mặt địa cầu, cứ mỗi giây, có khoảng 100 cú sét đánh xuống mặt đất. Sét không những có thể gây thương vong cho con người, mà còn có thể phá hủy những tài sản của con người như các công trình xây dựng, công trình cung cấp năng lượng, hoạt động hàng không, các thiết bị dùng điện, các đài truyền thanh truyền hình, các hệ thống thông tin liên lạc…
- Sét là một nguồn điện từ rất mạnh, xuất hiện do sự hình thành các điện tích khối lớn, từ các đám mưa giông mang điện tích dương, ở phần trên của đám mây, và điện tích âm, ở phần dưới của đám mây, chúng tạo một điện trường có cường độ lớn chung quanh đám mây, trong quá trình tích lũy các điện tích trái dấu, một điện trường có cường độ gia tăng liên tục được hình thành, và khi điện thế tại một nơi nào đó trong đám mây vượt quá ngưỡng cách điện của không khí, thì xảy ra hiện tượng sét đánh xuyên, hay còn gọi là sét tiên đạo.
Những nơi có sét đi qua sẽ để lại một số hậu quả thiệt hại nhất định như:
- Sét đánh thẳng vào công trình.
- Sét xâm nhập qua thiết bị anten.
- Sét xâm nhập qua các đường dây treo nổi.
- Sét xâm nhập qua đường cáp đặt ngầm.
- Sét xâm nhập qua cáp nối giữa các thiết bị.
- Sét xâm nhập qua các mạch cung cấp điện cho các thiết bị viễn thông.
- Sét xâm nhập qua hệ thống tiếp đất và các điểm đấu chung.
Có thể phân biệt 2 loại thiết bị chống sét: thiết bị chống sét trực tiếp và thiết bị chống sét lan truyền .
Để công trình của bạn có Hệ thống chống sét hiệu quả, khách hàng cần phân loại mức độ chống sét cho công trình:
- Công trình được chia thành 3 cấp chống sét:
- Cấp I: Những công trình trong đó toả ra các chất khí hoặc hơi cháy, cũng như các bụi hoặc sợi dễ cháy chuyển sang trạng thái lơ lửng và có khả năng kết hợp với không khí hoặc chất oxy hoá khác tạo thành hỗn hợp nổ, có thể xảy ra ngay trong điều kiện làm việc bình thường.
- Cấp II: Những công trình trong đó có toả ra các chất khí, hơi, bụi hoặc sợi cháy và có khả năng kết hợp với không khí hoặc các chất oxy hoá khác tạo thành các hỗn hợp nổ. Nhưng khả năng này chỉ xảy ra khi có sự cố hoặc làm sai quy tắc, không thể xảy ra khi làm việc bình thường. Khi xảy ra nổ chỉ gây ra những hư hỏng nhỏ, không gây chết người.
- Cấp III: Tất cả những công trình còn lại.
Một số công trình nằm trong phạm vi chống sét cấp III nhưng có tầm quan trọng đặc biệt về chính trị, kinh tế thì được nâng lên cấp II như trụ sở làm việc cấp Nhà nước, Đài phát thanh, truyền hình, nhà ở cho người sử dụng cấp cao…
- Nội dung công việc chống sét dành cho công trình:
- Với nhà có chống sét cấp I, cấp II phải: Chống sét đánh thẳng, cảm ứng tĩnh điện và cảm ứng điện từ và chống sét từ các đường dây và đường ống bằng kim loại dẫn vào công trình.
- Với nhà chống sét cấp III phải: Chống sét đánh thẳng và từ các đường dây, đường ống bằng kim loại dẫn vào công trình.
- Các yêu cầu cần kiểm tra với việc lắp đặt chống sét:
- Bộ phận thu sét để đảm bảo kiểu dáng đã chọn, vị trí đặt thiết bị, kích thước vật liệu, kiểm tra lớp mạ của đầu kim, các mối hàn, nối khi có.
- Bộ phận dẫn sét: vị trí bố trí, qui cách và số lượng dây dẫn xuống đất, khoảng cách an toàn đến những vị trí cần tránh, phương thức neo gắn dây dẫn vào công trình, phương thức nối dây dẫn sét, phương thức sơn mạ, phủ tiếp xúc.
- Bộ phận nối đất: đúng qui cách vật liệu, cách hàn, nối, khoảng cách an toàn đến các thiết bị kim loại trong nhà, phải dùng dụng cụ đo điện trở đất để kiểm tra các trị số điện trở nối đất. Khi đặt thiết bị chống sét độc lập, trị số điện trở nối đất xung kích phải đạt các yêu cầu sau đây:
- Không quá 20Ω nếu ρtt < 5.104Ω.cm
- Không quá 50Ω nếu ρtt ≥ 5.104Ω.cm
- Nếu đặt thiết bị chống sét ngay trên công trình và những công trình đó không thường xuyên có người ở hoặc làm việc, trị số điện trở nối đất xung kích qui định như sau:
- Không quá 20Ω nếu ρtt < 5.104 Ω .cm
- Không quá 50Ω nếu ρtt ≥ 5.104Ωcm
- Nếu đặt thiết bị chống sét trên công trình có người ở hoặc làm việc thường xuyên thì điện trở nối đất xung kích qui định như sau:
- Không quá 10Ω nếu ptt < 5.104Ω .cm
- Không quá 30Ω nếu ptt ≥ 5.104Ω.cm
- Nhà có mái kim loại, được phép dùng mái làm bộ phận thu nếu chiều dày của mái:
- Lớn hơn 4mm với công trình có nguy cơ nổ, cháy.
- Lớn hơn 3,5mm với công trình ít có nguy cơ nổ, cháy.
- Mái kim loại phải đảm bảo gắn kết dẫn điện toàn mái và cứ 20 – 30m lại nối với dây dẫn sét xuống bộ phận nối đất, toàn nhà ít nhất có 2 dây nối xuống bộ phận nối đất.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm bình chữa cháy xin liên hệ Công ty TNHH Kỹ Thuật PCCC Hoàng Tỷ:
1. TP HCM: Tân Thới Nhất, Q.12,TP.HCM
Tel:(028)37191.844 - DĐ: 0983.770.940
2. Đà Nẵng: 513 Nguyễn Tất Thành, quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng
Tel:(0236)3.745.440 - DĐ:0984.646.669
3. Nha Trang: 216 Đường 2/4. Phường Vĩnh Hải,TP Nha Trang,Tỉnh Khánh Hòa
Tel: 0983.00.44.55/ 0935.141.373
- THỜI HẠN SỬ DỤNG BÌNH CHỮA CHÁY (2024-10-28)
- THIẾT BỊ – DỤNG CỤ QUAN TRỌNG KHÔNG THỂ THIẾU TRONG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY (2024-08-26)
- CÁCH SƠ CỨU KHI BỎNG LỬA, BỎNG NƯỚC SÔI (2023-03-16)
- BẢO TRÌ HỆ THỐNG PCCC (2023-02-27)
- TIÊU CHUẨN - QUY CHUẨN PCCC (2020-11-05)
- KIẾN THỨC VÀ CÁCH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CƠ BẢN CHO CHÍNH BẠN (2020-11-05)
- QUY TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY (2020-10-15)
- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BÌNH BỘT CHỮA CHÁY (2020-07-09)
- PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT (2020-06-26)
- KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN PCCC CHO CÔNG TRÌNH (2019-12-12)